Bộ Giáo dục đưa ra chuẩn cho trẻ em 5 tuổi. Tha hồ mà luyện "tiêu chuẩn" nhé.
Tại sao chỉ có tiêu chuẩn cho 5 tuổi mà thôi nhỉ?
Hà Nội: Thông tin "chuẩn phát triển của các cụ trên 60 tuổi" với 125 chỉ số mà Bộ Y tế đang dự thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo giới cao tuổi.
Khảo sát nhanh cho thấy, tuy có luồng ý kiến khác nhau nhưng nói chung dư luận hoan nghênh về quyết định này.
Chuẩn 60SK-125 của bộ y tế, sau quá trình nghiên cứu 8 năm với nguồn hỗ trợ của tổ chức y tế quốc tế WHO, trên cơ sở khoa học, nhằm mục đích nâng cao sức khỏe và tuổi thọ trung bình, đã đưa ra các chuẩn rất cụ thể như:
- Các cụ phải có thể chạy 307.2 km không ngừng nghỉ.
- Các cụ ông có thể phục vụ cụ bà ít nhất 9 lần/tuần, mỗi lần tối thiểu 30 phút.
- Cụ ông nhớ được họ tên của cụ bà và ngược lại.
- và nhiều tiêu chí khác như làm thơ, chăm sóc cây kiểng v.v.
Trả lời câu hỏi của báo TN "Không biết Bộ Y Tế lấy cơ sở nào để đưa ra con số 307.2 km".
Giáo sư Tiến sĩ, Viện sĩ viện Nghiên Cứu Người Cao Tuổi Nguyễn Bất Lão trả lời:
"Trẻ em 5 tuổi có thể chạy 150 mét. Theo các nghiên cứu quốc tế thì khả năng này được nhân đôi sau mỗi 5 năm.
10 tuổi chạy 300 mét, 15 tuổi chạy 600 mét .. Tính ra thì đến 60 tuổi phải là 307200 mét.
Bộ Y tế cho rằng chuẩn này vô cùng cần thiết để đáp ứng chủ trương chạy tắt đón đầu của dân tộc chúng ta".
Khi đưa ra xin ý kiến của nhân dân, chuẩn "tần xuất phục vụ" là chuẩn gây nhiều tranh cãi nhất.
Cụ Nguyễn Văn Gân, 70 tuổi thắc mắc rằng
"nếu bộ Y Tế đưa ra chuẩn này thì có biện pháp nào giúp đỡ chúng tôi không?".
Cụ bà Trần Thị Tình cười chúm chím phát biểu:
"Chị em phụ nữ chúng tôi đã dùng nhiều biện pháp kích cầu nhưng không có hiệu quả. Quả thật là bó tay!
Nay bộ đưa ra biện pháp kích cung, chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh".
Trả lời câu hỏi nhạy cảm này, bộ trưởng Y Tế NQT thẳng thắn chia xẻ:
"Biện pháp kích cung sẽ thoả mãn sự kích cầu. Một chính sách phù hợp với xu thế toàn cầu kích cầu hiện nay. Chúng ta sẽ xã hội hoá, nhà nước nhân dân cùng làm, phối hợp đồng bộ giữa các ban, nghành, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao".
Tổng Giám Đốc công ty dược phẩm quốc tế Viagra Power, John Casanova công bố quyết định đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất trên hầu hết các tỉnh Việt Nam.
"Chúng tôi hoan nghênh biện pháp kích cầu rất có ý nghĩa về mặt nhân văn của Việt Nam", Ông Casanova tuyên bố như thế.
Từ Huế, Giáo Sư Tôn Thất Mạnh tuyên bố
"Chúng tôi đang hoàn thành bộ hồ sơ về thang thuốc của vua Minh Mạng lên UNESCO để trở thành di sản y khoa thế giới. Kết hợp truyền thống với hiện đại, các cụ nhất định sẽ thắng lợi".
Đón đầu nhu cầu về nhân sâm, Vietnam Airline vừa ký kết với hãng chuyên chở tàu biển Hàn Quốc.
Tổng giám đốc Choi Song Te nhận xét:
"Lượng nhân sâm cần chuyên chở vượt xa khả năng xách tay của tiếp viên Vietnam Airline.
Đây là một bước phát triển mới có lợi cho hai nước, loại trừ khả năng xảy các sự cố như vừa qua ở Nhật Bản".
Để đáp ứng nhu cầu về sừng tê, tham tán thương mại Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận sơ bộ với bộ tài nguyên môi trường Nam Phi về việc nuôi tê giác trong khuôn viên của cơ quan.
Phát biểu về việc này bộ trưởng Nam Phi , ông Peter Alaaksen tuyên bố:
"Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc nhân giống cá basa, hổ, gấu và voọc mũi đỏ. Chúng tôi rất mong có cơ hội học hỏi".
đh
Tin và bài liên quan:
Chuẩn cho trẻ em 5 tuổi
Ký kết thỏa thuận giữa Vietnam Airline và KoreaShip về chuyên chở nhân sâm tại Seoul
Kỹ thuật nuôi Tê Giác của Việt Nam tại Nam Phi
---------------------------------------------------------------------------------------------
Chuẩn cho trẻ em 5 tuổi
Trẻ 5 tuổi phải chạy được liên tục 150 m
– Đó là 1 trong 125 chỉ số để đạt "chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” theo dự thảo mà Bộ GD-ĐT đưa ra ngày 4/2. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi dự kiến có 29 chuẩn, gồm 125 chỉ số.
Tới đây, trẻ 5 tuổi ngoài học và chơi sẽ phải đáp ứng nhiều yêu cầu theo chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT
Theo đó, trẻ từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi được đánh giá theo 4 lĩnh vực: nhận thức, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức và sẵn sàng với việc học.
Mỗi lĩnh vực phát triển bao gồm các chuẩn phản ánh nội dung của lĩnh vực. Mỗi chỉ số có điểm tối đa là 1.
Căn cứ vào nội dung từng chỉ số của bộ chuẩn, giáo viên có thể lựa chọn các hình thức: quan sát trẻ qua các hoạt động, đàm thoại với trẻ, phỏng vấn phụ huynh, sử dụng bài tập để đánh giá sự phát triển của trẻ.
Cuối mỗi học kỳ, giáo viên báo cáo kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ với ban giám hiệu, làm căn cứ đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục của từng lớp và nhà trường.
Kết quả đánh giá của từng trẻ được lưu trong hồ sơ cá nhân của trẻ.
Theo dự thảo này, các chỉ số giúp trẻ 5 tuổi phát triển thể chất phải đạt: Bật xa tối thiểu 50cm bằng hai chân; nhảy xuống từ độ cao 40cm và tiếp đất an toàn; ném và bắt được bóng (đường kính 15cm) bằng hai tay; trèo lên và xuống được ít nhất 5 bậc thang luân phiên từng chân; chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây; chạy liên tục 150m không tính thời gian (không bỏ cuộc giữa chừng).
Bộ GD-ĐT cho biết, quy định này có 4 mục đích: giúp giáo viên mầm non điều chỉnh kế hoạch, nội dung giáo dục, lựa chọn biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp; Làm căn cứ cho việc điều chỉnh và phát triển chương trình giáo dục mầm non, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo viên mầm non, xây dựng các tài liệu có liên quan đến sự phát triển toàn diện của trẻ; Làm căn cứ đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi của các cơ sở giáo dục mầm non và giúp các bậc cha mẹ nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; góp phần xây dựng các chương trình giáo dục cộng đồng có liên quan.
Ký kết thỏa thuận giữa Vietnam Airline và KoreaShip về chuyên chở nhân sâm tại Seoul
Kỹ thuật nuôi Tê Giác của Việt Nam tại Nam Phi
No comments:
Post a Comment